Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Nhìn ngược về quá khứ, dưới thời Tổng thống Obama giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những tiến bộ hợp tác an ninh và quốc phòng. Một phần do sự bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông. Động thái xâm lăng và bành trướng của Bắc Kinh là động lực chính thúc đẩy quan hệ nồng ấm giữa hai kẻ cựu thù. Trong đó Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership) kích hoạt cho nền kinh tế Việt Nam có được “cơ may” để thoát ra sự kèm tỏa từ Trung Cộng. Tuy nhiên cuộc vui chóng tàn khi Donald Trump nhận chức Tổng Thống, ông đã tuyên bố Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp ước nầy.

Vì những lý do nào đó khi ông Trump thay đổi chính sách, đặt Hà Nội đứng trước thử thách khó lường. Tuy nhiên, để trấn an với Việt Nam ông Trump đã tỏ rõ thiện chí tích cực và tiếp tục cải thiện mối quan hệ cũng như phát triển trên một số lãnh vực, đặc biệt quốc phòng. Nhất là Việt Nam đã “nhanh tay và khôn ngoan” ký kết đặt hàng mua lại thiết bị quân sự của Hoa Kỳ và máy bay Boeing trị giá 15 tỷ Mỹ Kim. Trong hội nghị APEC vào tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng, cùng các cuộc họp cấp cao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội đã tạo nên những hứa hẹn mà ông Trump nhắn gửi. Khác với những tháng ngày trước đây khi ông Trump thắng cử, Hà Nội có mối nghi ngờ về chính quyền mới liên quan đến Biển Đông trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, như chúng ta biết, dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, ít ra trên lý thuyết chính sách xoay trục về Á Châu của Hoa Kỳ có phần cứng rắn hơn chính quyền Obama đối với Trung Cộng. Nhưng thực tế vẫn không có những thay đổi đáng kể.



Đạt được những thành quả hôm nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng ta không thể không đề cập đến vai trò của Tổng Thống Clinton, người đã khai thông và dỡ bỏ lệnh cấm vận vào năm 1994, sau đó bình thường hóa bang giao vào năm 1995 và Hiệp Định Thương Mại song phương cũng đã được ra đời tiếp theo. Từ đó đà tăng trưởng xuất, nhập khẩu giữa hai quốc gia nhân lên, và cán cân thương mại cho Việt Nam ngày càng thuận lợi hơn. Đến năm 2006, Quốc Hội Hoa Kỳ đồng thuận phê chuẩn để Việt Nam được bình thường hóa quan hệ về kinh tế và cho phép Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2007, trở thành thành viên thứ 150. Cũng từ những bắt đầu ấy, trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2013, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tuyên bố cùng báo giới rằng: “ Việt Nam và Hoa Kỳ đã nổ lực san bằng những khác biệt để cùng nhau tiến bước vào cuộc hành trình tương lai”.



Tiếc thay, Hà Nội đã quá thận trọng cơ hội về việc mở rộng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ. Có lẽ vì yếu tố Trung Cộng cho nên Hà Nội đã từ chối lời mời của nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter cho sĩ quan Việt Nam quan sát cuộc tuần tra P8 Poseidon trên Biển Đông. Chủ trương của Việt Nam gần như không muốn đi xa hơn trong các liên hệ quân sự với quốc gia khác. Nguyên nhân nầy do chính sách 3 không đã ký kết với Trung Cộng sau khi bình thường hóa bang giao giữa 2 nước vào năm 1991. Trên thực tế Việt Nam đã tôn trọng hiệp ước “3 không, 4 tránh và 9K”(1) một cách nghiêm chỉnh, nhưng nhìn vào sức mạnh quân sự giữa Việt Nam và Trung Cộng quá ư chênh lệch, đã thế mối quan hệ lại càng phức tạp và thách thức. Nhất là Bắc Kinh hoàn toàn không tôn trọng hiệp ước, tiếp tục tìm cách chiếm đoạt biển đảo và tài nguyên của ta. Tóm lại cho dù Việt Nam tôn trọng hay không thì Trung Cộng vẫn không bỏ qua cơ hội chiếm đoạt. Nếu Việt Nam yếu hoặc nhượng bộ.



Chính vì lý do ấy cho nên Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đưa ra 5 điểm bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông:


1, Tổ chức đối thoại giữa các quan chức cấp nhà nước thường xuyên.

2, Trao đổi và đối thoại của các quan chức quân đội giữa Việt Nam và Trung Cộng.

3, Ủng hộ tuyên bố chung của khối ASEAN vào năm 2002 về các ứng xử Biển Đông.

4, Quốc tế hóa Biển Đông.

5, Đẩy mạnh và hiện đại hóa khả năng tác chiến Hải, Lục, Không quân. Đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với tất cả các quốc gia trên thế giới.



Nhìn lại 5 điểm trên của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, dĩ nhiên Trung Cộng không chấp nhận. Lý do ở điểm thứ 5 Bắc Kinh cho rằng Hà Nội vi phạm hiệp ước “3 không” đã ký trước đây. Nhưng nghĩ cho cùng luận điểm của Trung Cộng đồng nghĩa với kẻ cướp. Bởi kẻ vi phạm chính là Trung Cộng chứ không phải Việt Nam, qua việc điều động giàn khoan HYSY-981 khai thác dầu khí thuộc quyền kinh tế Việt Nam cũng như dùng tàu Hải giám đánh đuổi ngư dân Việt Nam trên hải lãnh của ta. Gần hơn nữa, hành động xâm lấn bãi Tư Chính của Trung Cộng gặp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam, chứng minh hùng hồn cùng Bắc Kinh rằng: Việt Nam sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh để bảo tồn vùng trời, vùng biển và đất liền. Trước đây Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia (Phi, Mỹ, Nhật, Úc, Canada, New Zealand, Viet Nam) công khai hỗ trợ và hoan nghênh phán quyết của tòa trọng tài ở Hague do Phi Luật Tân kiện Trung Cộng.



Vì những áp lực của Trung Cộng càng ngày càng gia tăng lên Việt Nam. Do đó, cho dù trên danh nghĩa Việt Nam không có thỏa thuận liên kết với quốc gia nào về quân sự. Tuy nhiên, bài học trước đây khi Việt Nam duy nhất chỉ có Liên Bang Sô Viết là đồng minh. Thế nhưng khi khối cộng sản tan rã, Việt Nam mất đi điểm tựa. Từ kinh nghiệm ấy, Hà Nội ngày nay theo đuổi chính sách đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với tất cả quốc gia trên thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ. Và Hà Nội cũng nhận ra được vai trò quan trọng trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (khối ASEAN), Cho nên, họ đã tham gia và nắm giữ vai trò Chủ Tịch trong năm 2020.



Nhằm mục đích cân bằng với Trung Cộng, bắt đầu sau cuộc khủng hoảng 981, Việt Nam tiến gần hơn với Nhật Bản và Ấn Độ. Mức độ tin cận giữa Nhật và Việt Nam càng gắn bó vì cả 2 có cùng một đồng thuận là đối đầu với Trung Cộng. Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam lớn nhất. Thỏa thuận hợp tác chiến lược đã được thành hình vào năm 2006, sau đó nâng cấp trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Ngay lúc giàn khoan bùng nổ, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 6 tàu tuần tra với công suất cực mạnh. Tiếp theo là những cuộc viếng thăm của Thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, Ngoại giao 2 nước đã thăm và làm việc liên tục. Sự quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ tạo nên cảm tình nhiều hơn trong tầm nhìn của Hoa Kỳ, và nhờ sự liên hệ ấy cho nên Hà Nội dễ dàng bước sang một dấu ngoặc xa và rộng hơn. Hơn nữa, trên phương diện chiến lược sự liên kết giữa Mỹ-Nhật-Việt sẽ trở thành tam giác cân chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.



Riêng với Ấn Độ, dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược vào năm 2007, ít lâu sau được nâng cấp trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Trong chuyến viếng thăm Ấn Độ của ông Dũng hai nước đã mở rộng hợp tác lãnh vực năng lượng, thương mại, không gian và quốc phòng. Đặc biệt Ấn Độ đã cung cấp huấn luyện cho Sĩ quan Hải Quân Việt Nam.



Cho đến 2010 trong Hội Nghị ASEAN tại Hà Nội. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã có bài phát biểu tạo ấn tượng và gây chấn động tại nghị trường. Bà nói rằng Hoa Kỳ có lợi ích trên Biển Đông và Hoa Kỳ phản đối việc sử dụng vũ lực với bất cứ yêu sách nào của Trung Cộng. Đây là bài phát biểu mang tính đột phá trong quan hệ Mỹ-Việt, đã được đón nhận một cách tích cực của tất cả đại biểu nói chung và Hà Nội nói riêng. Một tháng sau bài phát biểu của Ngoại Trưởng Clinton, Hoa Kỳ và Việt Nam phát động cuộc đối thoại chiến lược ở cấp bậc Bộ Trưởng Quốc Phòng hằng năm, cùng Đệ Thất Hạm Đội đã tập trận chung với Hải Quân Việt Nam. Dưới thời Tổng Thống Obama Việt Nam là một trong 3 quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á được sự hỗ trợ quốc phòng. Đến năm 2001, Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn ký kết bản ghi nhớ về sự thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đối thoại ở cấp bậc Bộ trưởng, hợp tác an ninh hàng hải v.v.. Từ đây quan hệ kinh tế cũng được thắt chặc, Hội nghị đối tác xuyên Thái Bình Dương như một lực đòn bẫy đưa nền kinh tế Việt Nam tiến gần với Hoa Kỳ nhiều hơn, với mục đích thoát ra sự thao túng của Trung Cộng.



Phải công bình nhận định rằng trước đây Hà Nội đã cẩn trọng trong mối liên hệ với Hoa Kỳ về vấn đề “không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào”. Sự cẩn trọng trên nếu nhìn kỷ chúng ta nhận thấy Hà Nội đã có quyết định sáng suốt. Bởi trên lý thuyết, ví dụ Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, khi Việt Nam bị Trung Cộng tấn công, theo tinh thần liên minh và trên lý thuyết Mỹ sẽ can thiệp bằng vũ lực. Thế nhưng thực tế sẽ khó có chuyện Mỹ bỏ lợi ích của mình để đem quân giúp Việt Nam chống Trung Cộng. Nếu thế thì tại sao Hà Nội phải ký liên minh tạo thêm phiền phức cho chính mình?.



Thứ hai, hiện nay Nhật Bản và Nam Hàn đang ký hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ. Hằng năm Nam Hàn phải trả cho Mỹ gần 1 tỷ dollar, và Nhật 2 tỷ. Trong Hội Nghị Bộ trưởng Quốc phòng vừa qua, Hoa Kỳ tăng lên 4.7 tỷ với Nam Hàn và Nhật Bản 8.4 tỷ. Chính vì sự tăng giá nầy của Tổng Thống Trump nên cuộc họp Bộ Trưởng Mark Esper và giới chức Nhật Bản cũng như Nam Hàn không đem lại kết quả. Đến đây nếu Việt Nam tiến đến Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ chắc chắn phải chịu trả phí tổn khổng lồ.



Tuy nhiên, mặc dầu Hà Nội không ký liên minh quân sự nhưng sau những nỗ lực và tiếp cận giữa 2 nước, Tổng Bí Thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng đã viếng thăm Hoa Kỳ chính thức, được Tổng Thống Obama tiếp kiến. Tiếp theo là những cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bầu không khí thân mật và cởi mở.


Tiếp nối di sản Bill Clinton và Barrack Obama của Donald Trump.




Nếu chúng ta nhận thấy những tiến bộ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà không ghi nhận nỗ lực bắt đầu của Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barrack Obama là một điều thiếu công bằng với lịch sử. Từ những cải thiện ban đầu của 3 vị Tổng Thống tiền nhiệm, tiếp theo thái độ của Tổng Thống Trump trong những ngày đầu nhận chức đã đặt Hà Nội với những động thái dè dặt khi Tổng Thống Trump ra lệnh rút khỏi TPP. Nhất là trong thời gian qua dường như Hoa Thịnh Đốn chưa có một chính sách nào khả thi ở Biển Đông, hay thành hình một chiến lược toàn diện ở Châu Á Thái Bình Dương. Do những lý do sau đây:
• Khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên.

• Thương chiến với Trung Quốc.

• Đối phó với việc đảng Dân Chủ luận tội và tiến hành thủ tục truất quyền Tổng Thống.

• Cao trào dân chủ Hồng Kông.


Về vấn đề Bắc Triều Tiên, đã tập trung nhiều đến giới chức thẩm quyền tại Bạch Ốc khi đưa ra chiến lược toàn diện cho Á Châu. Nghĩa là khi nhắc đến Á Châu người ta nghĩ ngay đến Bắc Hàn và Trung Cộng chứ không phải Biển Đông. Ngoại trừ các tướng lãnh trách nhiệm trên khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, Tổng Thống Trump là một nhà thương mại cho nên ông luôn luôn đặt lợi nhuận lên trước. Do đó, khi gặp Tập Cận Bình ông chú trọng đến thương trường lợi nhuận giữa Mỹ và Trung Cộng nhiều hơn chiến lược Biển Đông. Ngoài ra trên một khía cạnh nào đó có thể ông Trump đã “nhờ vả” Bắc Kinh áp lực với Bắc Hàn trong việc giải thể vũ khí hạt nhân thay vì chú trọng đến Biển Đông.



Mãi cho đến nay, trong khi dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper mới lên tiếng chính thức kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng nhau đẩy lùi yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Cộng. Ông nhấn mạnh ”Tất cả chúng ta cùng nhau thể hiện lập trường công khai, khẳng định chủ quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp ở Biển Đông”. Đây là tiếng nói chính thức và mạnh mẽ thể hiện lập trường mới nhất trong chính sách Biển Đông của Tổng Thống Trump kể từ ngày nhận chức. Ông Mark Esper cũng đã chỉ trích gay gắt các hành vi phi pháp của Trung Cộng, cáo buộc Bắc Kinh tăng cường và sử dụng các hành động cưỡng ép và dọa nạt. Do đó, ông Esper tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông để Bắc Kinh hiểu thông điệp của tất cả là: “chúng tôi phản đối hành vi cưỡng ép và dọa nạt và sẽ không quay lưng nếu thấy một nước nào có hành vi ngang ngược, áp đặt các nước khác tại khu vực Biển Đông”. Để chứng minh những gì ông Bộ Trưởng tuyên bố, 2 chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội đã vào sâu vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền của họ.



Nhìn chung hiện nay Trung Cộng khó có thể tiên liệu được chính sách Hoa Kỳ tại Biển Đông. Chỉ biết rằng tín hiệu của Mỹ gửi ra cùng các quốc gia Đông Nam Á, rằng: “Hoa Kỳ không chấp nhận sự cưỡng chiếm Biển Đông qua động thái kêu gọi thành viên trong khối Á Châu đoàn kết chống lại hành động phi pháp của Bắc Kinh. Đặc biệt Hoa Kỳ tặng thêm tàu tuần tra cho Việt Nam, thứ hai tính chất cũng như ý nghĩa khi Bộ Trưởng Mark Esper đề cập đến tinh thần bất khuất của 2 bà Trưng 2000 năm trước. Cả 2 động thái trên chứng tỏ Hoa Kỳ đang lần mò bước sang giai đoạn mới trong chiến lược xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương, nên họ gián tiếp đề cao và nhắc nhở tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam chống lại đạo quân xâm lược Đại Hán.



Một cách rốt ráo hơn, hãy lắng nghe bài phát biểu của Bộ Trường Quốc Phòng Hoa kỳ tại Học viện Ngoại giao, chúng ta đã thấy con đường trước mặt của chính sách Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương một cách tỏ rõ. Với nguồn tài nguyên ước tính 2,5 nghìn tỷ dollar, chắc chắn Mỹ sẽ không thể cho phép Trung Cộng chiếm đoạt dễ dàng. Và đã đến lúc thiên thời, địa lợi nhân hoà thuộc về ta (Việt Nam). Cho nên, trong sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định: “quan điểm cơ bản của chính sách quốc gia Việt Nam mang tính chất hoà bình, tự vệ, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước nầy để chống lại nước kia. Nhưng kiên quyết, kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, khẳng định chủ trương củng cố và phát triển sức mạnh quốc phòng, trong đó sức mạnh quân sự là nòng cốt, đủ khả năng răn đe và đánh thắng mọi hành động xâm lược và chiến tranh” (Theo báo QĐND).





• Phương châm: “4 tránh, 3 không” và “9K” là:


+ “4 Tránh”: 

1. Tránh xung đột về quân sự, 

2. Tránh bị cô lập về kinh tế, 

3. Tránh bị cô lập về ngoại giao,

4. Tránh bị lệ thuộc về chính trị.




+ “3 Không”: 

1. Không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, 

2. Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự chống lại các nước khác,

3. Không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác.




+ 9K là: 

1. Kiên quyết, 

2. Kiên trì, 

3. Khôn khéo, 

4. Không khiêu khích, 

5. Kiềm chế

6. Không nổ súng trước

7. Không mắc mưu khiêu khích, 

8. Không để nước ngoài lấn chiếm biển đảo

9. Không để xảy ra xung đột.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
    Syria: đàng sau mộng và thật (19-02-2019)
    Vai trò của Mỹ tại Trung Đông trước thách thức Saudi (12-11-2018)
    Trung Đông Trong Cơn Bảo Lửa (13-10-2018)
    Lời chia tay sau cùng với Nghị Sĩ McCain. (05-09-2018)
    Cùng một điểm trên đường thẳng của Nixon và Trump (09-08-2018)
    Cambodia’s 2018 Economy Shows Signs of Firmer Growth (21-07-2018)
    Thượng đỉnh Singapore (12-07-2018)
    Campuchia trong cơn ma sát Đại Hán (18-06-2018)
    Bình Nhưỡng: thương thuyết để tồn tại (08-06-2018)
    Cuộc thương thuyết giữa Đảng Cộng Sản VN và Đảng Cộng Sản TQ (13-01-2018)
    Cơ Hội và Thách Thức (19-12-2017)
    Đàm phán để tồn tại của Bình Nhưỡng (05-11-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152739786.